Hai phần lời Quê_nghèo

Tên khai sinh của bài hát, theo tác giả là "Bao giờ anh lấy được đồn Tây" với phần lời được ông nhớ lại trong hồi ký:

...Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng Không bóng trâu cầy bên đồngVắng tiếng heo gà trên sânChiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân Nghe tiếng o nghèo kể rằng:Quân thù về đây đốt làng...Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anhĐể cho cô con gái không buồn vì chiến tranhTuy vậy theo danh mục các ca khúc của Phạm Duy in trong tờ nhạc Thanh niên Việt Nam năm 1950, thì ca khúc có giai điệu giống Quê nghèo là "Chiều qua".

Sau đó ông đặt thêm lời khác cho bài và đổi tên thành "Quê nghèo". Phần nội dung không còn xoay quanh một cuộc chiến mà đi vào mô tả hình ảnh của một vùng đất nghèo nàn:

Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói 

Có những cánh đồng cát dài 
Có lũy tre còm tả tơi 

Và sự khốn khó của cư dân, với những ông già cuốc đất, với đám trẻ gầy gò. Những bóng người tát nước bên ngòi từ sáng sớm, nụ cười hiu hắt của người mẹ khi chiều về, bên niềm vui là nồi cơm độn ngô (hiu hắt tiếng bà mẹ cười, vui vì nồi cơm ngô đầy)... Nhưng trong hoàn cảnh cơ cực vẫn còn nghe đâu đó những mơ mộng (nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi), đợi chờ (Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em? Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu bước sang), và hy vọng:

Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai 
Để em ra bến vắng, đón chàng người người chiến binh.

 Phần lời này nhanh chóng được đón nhận và đã được thu âm bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng: Thái Thanh, Duy Khánh, Khánh Ly...